Review sách
Review sách “NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ” (Huỳnh Thu Giang)
Ngày nay, chúng ta thường nghe nghe các từ: “địa chính trị”, “địa chiến lược” trên các phương tiện truyền thông. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của vị trí địa lý đối với các quốc gia hiện nay.
Trong cuốn Những tù nhân của địa lý này, Tim đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng then chốt của các yếu tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Ông vẫn luôn khẳng định một điều: “các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sự, đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”.
Như bạn đã biết, một đất nước được đóng khung bởi đường biên giới, dù làm bất cứ cách nào đất nước ấy cũng không vượt qua được đường biên giới của mình. Cho dù rộng lớn như Liên bang Nga, dân cư đông đúc như Trung Quốc, được hình thành từ rất nhiều hòn đảo như Nhật Bản, gặp nước láng giếng đáng ghét, liên miên khiêu chiến nhau như Ấn Độ và Pakistan hoặc đất nước của bạn lại nằm trong khu vực liên tục nóng trên bản tin thời sự hằng ngày như Trung Đông hoặc quanh năm lạnh giá như Bắc cực.
Một minh chứng cho nhận định trên của ông là nước Nga. Từ thời Pie đại đế hay Putin ngày nay nước Nga vẫn đau đầu với việc cảng biển bị đóng băng vào mùa đông. Bởi vậy, ngay khi có chính biến ở Ucraina Putin đã thôn tính ngay Crirmea bởi tầm quan trọng của cảng biển Sevastopol. Nước Nga sẵn sàng dùng quân sự để bảo vệ những gì mà họ cho là thiết yếu. Một vấn đề trọng yếu khiến nước Nga có tầm quan trọng, ảnh hưởng rất lớn trong khu vực chính là lượng dầu khí dồi dào nằm trong biên giới nước Nga khiến cho nhiều nước châu Âu lệ thuộc vào Nga.
Trung Quốc: một đất nước rộng lớn với dân số hơn một, với hơn 1 tỷ người cũng không thoát khỏi sự phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Trung Nguyên với diện tích 160.000 dặm vuông nằm trong lưu vực sông Hoàng Hà, chạy xuống lưu vực sông Dương Tử, mật độ dân cư đông nhất trên thế giới. Tuy sông Hoàng Hà thường xuyên gây lũ lụt, tàn phá, song nó là cái nôi của nền văn minh, nơi người dân học làm ruộng, chế tạo giấy và thuốc súng. Trung Quốc đông dân và rộng lớn: đó là hai yếu tố thuận lợi quan trọng song cũng có những khó khăn kèm theo. Các chủng tộc khác ngoài tộc Hán như người Duy ngôn nhĩ đang đòi ly khai, có thể leo thang thành một cuộc nổi dậy bùng nổ hết cỡ.
Biên giới Đài Loan cũng là vấn đề không nhỏ đối với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Thái Bình Dương là quần đảo mà Bắc Kinh gọi là quần đảo thứ nhất, đường 10 đoạn (đường lưỡi bò) bao gồm cả Đài Loan. Cuộc tranh chấp về quyền sở hữu trên 200 hòn đảo nhỏ đang khiến cho mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng căng thẳng.
Châu Âu: Được dòng hải lưu giúp ban tặng một lượng mưa phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp cùng với đất đai màu mỡ đã khiến cho mùa màng bội thu. Nhiệt độ châu Âu mùa đông còn đủ lạnh để tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây dịch bệnh. Châu Âu không có sa mạc, không còn núi lửa, sông ngồi thì dài và lặng, không chảy xiết, có thể dùng thuyền đi lại trên sông rất thuận tiện, thêm nữa lại có nhiều cảng biển.
Tuy vậy, riêng từng nước ở châu Âu lại cũng có những vấn đề khó khăn bởi vị trí địa lý riêng của mình. Ví như:
– Tây Ban Nha luôn phải vật lộn với các vùng đồng bằng ven biển đất đai khô cần, các con sông ngắn dẫn đến việc tiếp cận với các thị trường xung quanh.
– Hy Lạp lại là vấn đề khác, đồng bằng ven biển cũng không thuận lợi cho nông nghiệp. Nội địa cũng có những vách đá dựng đứng, vận chuyển trên sông cũng rất khó khăn.
…
Với nhiều vấn đề đã dẫn đến tình hình các nước Bắc âu trở nên giàu có hơn và là nhà tài trợ cho các nước Nam âu kinh tế kém phát triển và tồn tại một số mâu thuẫn nặng nề.
Châu Phi: Là một châu lục giầu tài nguyên, xong tài nguyên ấy lại bị gấp thế lực bên ngoài cướp bóc. Một trong những nước châu Phi có nền văn minh sớm nhất của nhân loại là Ai Cập. Quốc gia này phát triển rực rỡ, nhưng lại bị ngãng đường chính bởi yếu tố địa lý vây quanh mình: Ai Cập bị bao bọc bởi ba mặt là sa mạc, không một ngọn cây lớn nào có thể mọc được ở Ai cập, nên không có gỗ để đóng tàu dẫn đến không thể có lực lượng hải quân hùng mạnh.
Là một châu lục khô cằn, nên giữa các nước châu Phi luôn xảy ra tranh chấp nguồn nước, ví dụ: Ai cập với Ethiopia.
Dầu mỏ cũng là nguyên nhân xảy ra chiến tranh nội chiến ở Nicaragua, Angola…
Ấn độ, Pakistan và Nhật Bản, Triều tiền cùng có một yếu tố địa lý bất lợi là những người hàng xóm luôn lục đục. Nếu như Ấn Độ và Pakistan là mối quan hệ láng giềng không hề tốt đẹp sau khi thực dân Anh rút đi, tách Ấn độ thành 2 nước: Ấn Độ và Pakistan. Đường biên giới chung Kashmir chưa bao giờ yên ắng. Mâu thuẫn tôn giáo giữa Hindu và Hồi giáo, người Sikh và người Ấn. Vùng đất này ngày càng nóng lên khi xuất hiện Taliban và một số nhóm “thánh chiến” khác…
Thì Nhật Bản và Triều Tiên là mỗi bất hòa truyền kiếp xuất phát từ các hòn đảo, thêm nữa là ý thức hệ đối nghịch.
…
Chúng ta đang sống trong một thời đại bất ổn, mọi yếu tố đều ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia. Tuy còn có những bất đồng với quan điểm của tác giả song mình vẫn cho rằng đây là một cuốn sách đáng để đọc với nhiều luận điểm mới lạ, khiến người đọc phải suy nghĩ.