Review sách
Review sách “BIẾN ĐỘNG” (Huỳnh Thu Giang)
Biến động là một phần không thể thiếu trong lịch sử của một dân tộc. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa chúng ta đến nhiều quốc gia trên thế giới để xem cách họ vượt qua biến động như thế nào ? Ở mức độ ảnh hưởng quốc gia hay toàn cầu thì sự ứng phó hiệu quả nhất có phải là thay đổi có chọn lọc.
1. Đầu tiên chúng ta đến với đất nước Phần Lan, một đất nước nhỏ bé với trên 6 triệu dân. Tiếp giáp với nước Nga ở phía đông. Phần Lan trước đây là thuộc Nga, nghèo đói, lạc hậu, chiến tranh liên miên, luôn bị nước Nga dòm ngó. Nhưng ngày nay họ đã trở thành một quốc gia độc lập và có sự tự chủ. Đâu là nguyên nhân? Họ đã trải qua những biến động gì và xử lý biến động ra sao? Giải quyết vấn đề nước Nga như thế nào để có được kết quả này?
Muốn hiểu được vấn đề ta hãy ngược thời gian đến đầu thế kỷ XX khi Phần Lan xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu. Số người chết trong cuộc chiến này nếu tính theo phần trăm dân số thì nó ở mức độ cao nhất trong các cuộc nội chiến. Chính những gì trải qua trong cuộc chiến đã làm cho Phần Lan có đường lối ngoại giao đúng đắn giúp cho đất nước tránh được tổn thất ở mức thấp nhất, bên cạnh đó không thể không kể đến những tướng lĩnh xuất sắc đã lãnh đạo binh sĩ của mình chiến đấu chống lại một đội quân hùng mạnh đông hơn rất nhiều lần để bảo vệ thành công đất nước. Nhưng sau chiến tranh người Phần Lan vẫn có một chính sách đối với nước Nga. Điều này thể hiện rõ ràng trong sự giải thích của tổng thống Kekkonen “nhiệm vụ cơ bản của chính sách đối ngoại Phần Lan và hòa hợp sự tồn tại của dân tộc với những mối quan tâm thống trị môi trường địa chính trị của Phần Lan là ngoại giao ngăn ngừa nhiệm vụ của nền ngoại giao này là cảm nhận được mối nguy cơ đang đến trước khi nó quá gần và đưa ra những giải pháp để tránh được mỗi khi tên này tốt hơn là theo cách thức càng ít vào trước rằng nó đã được thực hiện tốt”.
2. Nhật Bản thời Minh Trị: Là một nước nghèo nàn, lạc hậu Nhật Bản đã chống chọi như thế nào với làn sóng phương Tây và xử lý biến động này ra sao.
Rút kinh nghiệm từ Trung Hoa đã xử lý không tốt và đã phải nhận lấy những hậu quả không mong muốn. Nhật Bản ban đầu phản ứng dữ dội với làn sóng phương tây nhưng sau đó họ đã nhìn nhận ra vấn đề. Nước Nhật có những người lãnh đạo xuất chúng vào đúng thời điểm cần thiết. Minh Trị và những người của ông đã có những phương thức xuất sắc, cải cách sâu rộng đến hầu hết mọi phương diện của đời sống một cách có chọn lọc.
Đơn cử như về Quân đội những người lãnh đạo chọn Lục Quân theo mẫu người Đức , Hải quân theo khuôn hải quân Anh; chấm dứt chế độ phong kiến, xây dựng một nhà nước pháp quyền theo đường đối phương Tây. Cùng với đó là sự mạnh mẽ về nội tâm của người Nhật Bản sẵn sàng hi sinh mạng sống chống lại những thế lực vượt trội ngoài.
3. Chi Lê: Là một nước có truyền thống dân chủ ôn hòa song Chile đã phải trải qua một giai đoạn biến động đẫm máu trong lịch sử bởi cai trị của một kẻ tàn nhẫn, độc ác.
Trước ảnh hưởng của chủ nghĩa mác-xít với người lãnh đạo là Alleda lên nắm quyền như một biến động thứ nhất dẫn đến cuộc đảo chính của Pinoche (biến động thứ hai ) biến động này như một cơn sóng thần nhấn chìm Chilê vào sự không ổn định. Tội ác của chính quyền quân sự lên đến đỉnh điểm với những bắt bớ giết hại người của đảng đối lập và thường dân lên đến con số khủng khiếp. Biến động hay này đã được xử lý bằng biện pháp phản kháng Hòa Bình. Pinoche đã bị hạ bệ bởi những người biểu tình ôn hòa nhưng sự bất ổn vẫn còn ở quốc gia này một thời gian dài
4. Đức: Nói về mức độ biến động Đức là một quốc gia có sự biến động dữ dội nhất. Quân đội Đức từng thống trị cả châu Âu rồi thất bại thảm hại ở cả chiến tranh thế giới 1 và Chiến tranh thế giới thứ 2. Điều này đã dẫn đến 1 hậu quả kinh khủng là dân thường bị trả thù bởi quân Đồng minh và người Nga vì sự tàn bạo của quân đội Đức ở Châu Âu.
Sau khi kinh tế đã khởi sắc , chính trị ổn định một lần nữa nước Đức lại rúng động vào năm 1968 . Cứ khoảng 20 năm gặp một biến động và phản ứng bùng phát dữ dội từ biến động đã khiến cho người Đức có kinh nghiệm xử lý khá thành công biến động.
Với Biến Động, Jared Diamon kỳ vọng làm cuộc khảo sát hình mẫu các quốc gia vượt qua biến động và bài học được rút ra. Tuy rằng từng nước có những vấn đề riêng, không thể có mẫu số chung cho tất cả nhưng có những động thái chung của các quốc gia đối phó với biến cố một cách thành công
– Thừa nhận biến cố chấp nhận sự thay đổi, không đổ lỗi cho quốc gia khác
– Xác định tập trung cần được thay đổi
– Xác định các quốc gia có thể giúp đỡ
– Xác định một mô hình mà quốc gia khác đã từng xử lý
Với một thế giới đầy biến động như ngày nay, cuốn sách này thật bổ ích, nó giúp cho mọi người nhìn nhận bản chất của biến động qua các ví dụ về biến động của các quốc gia đã trải qua với mức độ ảnh hưởng từ quốc gia đến toàn cầu và một số phương cách xử lý biến động được coi là thành công.