Review sách
Review sách “HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG” (Phong Lê)
TẠI SAO CON KHÔNG NGỦ MỘT GIẤC BÌNH AN NGAY ĐÊM NAY CÓ PHẢI HƠN KHÔNG?
Nhà hiền triết Aristotle nói với học trò của mình – Alexander Đại đế, người đã càn quét tất cả các nước láng giềng có cho tới tận đất Ai Cập khi rong việc xây dựng hoà bình cho Hy Lạp. Alexander là một vị vua thông minh, được dạy dỗ bởi người thầy Aristotle, một trong ba trụ cột của nền văn minh Hy Lạp Cổ Đại.
“Con sẽ chinh phục Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.”
“Rồi sao nữa?”
“Rồi con sẽ đem quân đi đánh Ba Tư và các nước Trung Đông.”
“Rồi sao nữa?”
“Con sẽ tấn công Afghanistan và Ấn Độ.”
“Rồi sao nữa?”
“Sau đó thì con có thể ngủ một cách bình an.”
Aristotle mỉm cười nói: “Con hỡi, tại sao con không ngủ một giấc bình an ngay đêm nay có phải hơn không?”
Nhiều người đặt bình an và hạnh phúc là đích đến của một kiếp người nhưng những gì họ đang làm ngoài kia dường như ngày càng chạy xa cái đích đó. Những cuộc đua về quyền lực, cuộc đua về tiền bạc, đua về hạnh phúc… rút kiệt sinh lực của chúng ta. Không tìm được hạnh phúc chân chính, dễ dàng quay ra cáu gắt với cuộc đời, với những người yêu thương xung quanh.
Phiền não lo âu có xu hướng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Phải chăng chúng ta càng lớn càng “dốt” đi, không học được cách sống hạnh phúc vô tư như một đứa trẻ? Khúc mắc tâm lý tưởng chừng như vô hình nhưng lại tồn tại như một sự thật hiển nhiên. Có lẽ cũng vì nó hiển nhiên như hơi thở mình vậy nên con người thường “quá bận rộn” để ý. Mắc kẹt trong cái ta, cái tôi mà không biết rằng cái đó không thật, không phải chân chính và hành động y như họ là thể xác này vậy. Thân thể họ to lớn, đẹp đẽ, họ cho mình lớn đẹp.
Nếu xác thân họ ốm đau, họ cho rằng mình đang bệnh tật. Nhưng nào có phải thế đâu.
– “Anh thử nói xem, anh có phải cái thân xác đen xám, râu tóc xồm xoàm này không?
– Dĩ nhiên tôi là xác thân này chứ còn gì nữa
– Trong lúc ngủ say, không mơ mộng, anh có phải là nó không?
– Có chứ, vì khi thức dậy tôi thấy tôi đâu thay đổi gì
– Và rồi khi anh chết?
– Thì tôi cũng còn là nó
– Vậy tại sao khi người ta hoả thiêu nó, nó không nói là nó không chịu đi và muốn ở lại nhà?”
Rõ là vậy, chúng ta không phải thể xác này mà là sự sống trong nó. Việc cố gắng đáp ứng cái bên ngoài thể xác khiến chúng ta dễ rơi vào vòng lặp làm – mệt, tiếp tục đi làm, rồi mệt. Ai gắng gượng được thì tiếp tục đeo cái gông đó tới mấy chục năm, ai yếu hơn thì có thể kết thúc cuộc đời một cách lãng xẹt rằng chả có gì đáng sống cả.
Đã bao giờ tim bạn rung lên chỉ vì ngắm cái mạng nhiện hay đón tia nắng nhảy múa trên bàn tay mỗi buổi sớm mai? Hy vọng mình hỏi thế không phải nhận câu trả lời: Điên ah :))) Khi mà mình dao động được với cùng tần số của Chân Thiện Mỹ chân chính thì chúng ta đều có thể làm được. Đó là hạnh phúc đích thức, cái mà nhiều người gọi hạnh phúc không ở đâu xa mà ở ngay nơi ta đứng. Nhưng vì còn “ta”, còn “tôi”, của “ta”, của “tôi” và mải đi lo cho thành kiến xã hội, yêu cầu của người này người kia, đôi mắt đã quá vọng động để thấy được bình an ngay trước mắt. Đứng trước một vẻ đẹp, ta lại có ý so sánh nó với một bức tranh.
Thưởng thức âm thanh ta tâm trí ta lại tưởng tượng ra một bản nhạc nào đó. Nghệ thuật mà phải nhìn qua trung gian, phải ca sĩ A hát, hoạ sĩ B vẽ mới thấy đẹp thì đó chỉ là kĩ thuật phô diễn những gì hời hợt, các ước vọng thiếu chiều sâu. Cảm hứng không phải là cái gì đó có thể mời gọi mà là sự rung động tự nhiên. Chân Thiện Mỹ ở khắp mọi nơi, không phải qua hồi tưởng hay bất kì một trung gian nào.
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
Người ta gặp hôm nay. Sự kiện xảy ra hôm trước. Đều có tính ngẫu nhiên? Có một luận điểm như này. Nếu mọi sự xảy ra đều có tính ngẫu nhiên thì tại sao trái đất lại quay xung quanh mặt trời hay cách mặt trời khoảng 150 triệu km. Tại sao không phải xa hơn mà lại gần hơn để tạo nên sự sống. Tại sao lại tự xoanh quanh trục nghiêng 23 độ mà không phải bất kì độ nào khác. Xét về mặt xác suất toán học để xảy ra trường hợp hoàn hảo như thế không quá nóng, không quá lạnh thì phải mất 1/10 tỷ lần (đó là trong trường hợp có 10 biến biến thiên). Vậy điều gì có thể giải thích cho sự việc đó. Luật Luân Hồi. Nếu tin vào việc không phải sinh ra chết đi là hết mà bản thể chúng ta hôm nay đã trải qua vô lượng kiếp trong quá khứ. Những gì chúng ta gặp là việc hội tụ đủ nhân duyên từ nhiều kiếp sống trước và nảy nở ở kiếp này đối với cả nghiệp thiện và nghiệp ác. Thế nhưng nói vậy không có nghĩa là số phận đã an bài hay chả cần cố gắng nữa.
Trong cuốn sách 7 Thói Quen Hiệu Quả của Stephen R. Covey có đề cập một luận điểm xuyên suốt gần 500 trang. Giữa tác nhân kích thích và phản ứng luôn có một khoảng trống, đó là sự lựa chọn. Đó là trí tưởng tượng, là sự tự nhận thức. Điều này khiến con người trở nên khác biệt các động vật còn lại. Giải thích trên quan điểm toán học với phương trình A + B = C với A và B là nguyên nhân còn C là hậu quả thì biến X là sản phẩm của trí tưởng tượng, đức tin, sự tự nhận thức của ta thêm vào, để quyết định ta sẽ phản ứng như thế nào trước tác nhân kích thích đó. A + B + X = C’. Đó là nguyên lý cải số mạng. Hiểu được điều này không có nghĩa là nghiệp ác sẽ biến mất nó vẫn còn và chờ nhân duyên để khởi sanh. Người thấu được sẽ không còn làm nghiệp ác nữa, tuy ác nghiệp cũ vẫn còn nhưng họ đủ nội lực để trả nghiệp quả của mình.
Hãy Gõ Rồi Cửa Sẽ Mở. Hãy Tìm Rồi Sẽ Gặp. For My Little Brother
Hành Trình Về Phương Đông là quà chia tay của sếp cũ tặng mình khi nghỉ ở Redder. Sếp có bảo xem thêm clip về chúa Jesus trước khi đọc. Lúc đầu mình hơi ngỡ ngàng vì chúa Jesus là phương Tây còn cuốn sách nói về hành trình về phương Đông. Hơi ngược nhỉ. Thế mà “Hành Trình về Phương Đông mở ra một chân trời mới để Đông Tây gặp nhau, để khoa học và Minh Triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên và để Đất Trời là một”. Bỏ qua chấp chứa, sắc tướng hay tên gọi, Chúa hay Đức Phật cũng đều dạy con người yêu thương, sống lương thiện, đều dựa trên luật tự nhiên cả. Cuốn sách theo nhiều độc giả nhận xét còn nhiều điều kì bí khó tin. Đúng thật. Toàn thuật nào là biến ra chùm nho, rồi thì làm cây chết sống lại. Nhưng thử nghĩ lại, trước khi máy bay phổ biến như hiệnnay thì việc có 1 con chim sắt bay trên bầu trời chẳng phải cũng là điều gì đó khó tin với con người hồi đó ư. Giống như một tách trà đầy, ta cần đổ bớt nước đi, đổ bớt những định kiến, chấp chứa cũ, mới có thể rót thêm nước, kiến thức mới vào được.
Hãy Gõ Rồi Cửa Sẽ Mở. Hãy Tìm Rồi Sẽ Gặp.